Kinh nghiệm xương máu để lựa chọn đơn hàng phù hợp tại Nhật

Nhật Bản vốn là miền đất hứa dành cho người lao động Việt Nam với mong muốn có được nguồn thu nhập tốt cũng như môi trường làm việc, môi trường sống văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, khi sang Nhật Bản xuất khẩu lao động, ngoài lựa chọn địa điểm, thì tính chất ngành nghề cũng là một điều bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng để lựa chọn đơn hàng phù hợp cũng như tăng tỉ lệ đỗ. Cùng tìm hiểu qua một số kinh nghiệm xương máu của những thực tập sinh khác khi chọn đơn nhé!

1. Lựa chọn dựa trên mục đích đi xuất khẩu lao đồng của bạn

Nếu mục đính chính của bạn là đi để kiếm tiền, thì bạn nên chọn tất cả các ngành nghề phù hợp với các điều kiện của bản thân mà bạn có thể làm. Như vậy bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội xuất cảnh hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí của bản thân.

Còn nếu bạn muốn sang Nhật để rèn luyện kỹ năng, nâng cao tay nghề: hàn, phay, tiện, bào, cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị máy móc, dệt may, hoặc các ngành nghề đơn giản hơn như nông nghiệp và xây dựng thì có thể lựa chọn một nhành nghề phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của bản thân. 

2. Lựa chọn theo độ tuổi của bạn

Tùy vào những độ tuổi khác nhau, người lao động lựa chọn những đơn hàng khác nhau để phù hợp với bản thân. Độ tuổi được coi là đẹp nhất để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là: Nam 20-28 tuổi, Nữ 19-30 tuổi (biên độ của nữ dài hơn do số lượng nữ tham gia thường ít hơn nam trong khi chỉ tiêu tuyển chọn lại rất nhiều ). Cụ thể các đơn hàng thường yêu cầu:

- Điện tử: Nữ lấy tuổi khá trẻ từ 19-30 (cần sự cẩn thận, nhanh nhẹn, tỉ mỉ)

- May: Nữ tuổi từ 18-35, nhiều đơn lấy đến 36 tuổi (thường ưu tiên những lao động có tay nghề, kinh nghiệm từ 2 năm trở lên)

- Thực phẩm: Nam/nữ độ tuổi từ 19-30 ( cần sự nhanh nhẹn, gọn gàng, khéo léo, sạch sẽ…)

- Xây dựng: thường tuyển lao động Nam từ 18-35, có một số đơn lấy đến độ tuổi 36(tuổi cao có nhiều lợi thế hơn vì kỹ năng làm việc đã có)

z3999320925039_4c7677d49603b72861377139156398e1_1Đơn hàng thực phẩm là cơ hội cho các thực tập sinh trong độ tuổi 19-30

3. Lựa chọn dựa trên tiêu chí về ngoại hình của đơn hàng

Đây là yếu tốt rất quan trọng, giúp bạn ghi điểm đối với các nhà tuyển dụng Nhật Bản ngay trong buổi phỏng vấn đầu tiên. Một số đơn hàng yêu cầu về ngoại hình:

- Dập, đúc, uốn,... cần những người to khỏe

- Xây dựng: Không đòi hỏi hỏi chiều cao, chỉ cần khoẻ mạnh, nhanh nhẹn,…

- Nông nghiệp, thực phẩm: Thông thường yêu cầu chiều cao, cân nặng 165/50 (đối với nam) và 152/45 (đối với nữ)

74568

4. Dựa trên yêu cầu về kinh nghiệm 

Có đến hơn một nửa các ngành nghề tại Nhật Bản là không quá coi trọng tay nghề làm việc của lao động. Nhưng đối với một số ngành thì đây là yếu tốt không thể thiếu như: hàn, tiện, dệt may, xây,…

Những ngành này thường thi tuyển tay nghề nhưng chủ yếu vẫn là để phía xí nghiệp Nhật Bản xem xét tác phong, ý thức làm việc của lao động.

16008_TOP

5. Dựa trên yêu cầu về bằng cấp

Đa số các các đơn hàng của Nhật Bản đều yêu cầu lao động tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị trường Xuất khẩu lao động Nhật Bản đã tạo thêm nhiều cơ hội cho các lao động tốt nghiệp cấp 2, thậm chí có đơn hàng còn không yêu cầu trình độ. Người lao động có thể xem bằng cấp hiện tại của mình phù hợp để đi xuất khẩu lao động những ngành nghề nào.

Riêng đối với các bạn tốt nghiệp từ trung cấp trở lên, nếu không đúng chuyên ngành thì vẫn có được lợi thế khi phỏng vấn trực tiếp với doanh nghiệp phía Nhật Bản, vì họ nghĩ rằng những lao động này sẽ dễ dàng tiếp thu công việc nhanh hơn. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Nếu bạn có ý định đi đơn hàng điện tử 2023, đây là những điều bạn cần lưu ý trước
Nếu bạn có ý định đi đơn hàng điện tử 2023, đây là những điều bạn cần lưu ý trước
Mạng xã hội được yêu thích nhất tại Nhật
Mạng xã hội được yêu thích nhất tại Nhật
Bạn có biết đến lễ hội Hirosa của Nhật Bản?
Bạn có biết đến lễ hội Hirosa của Nhật Bản?
"Ít tiền", nhưng muốn đi Nhật nhanh thì phải làm sao?