Khi sang Nhật các thực tập sinh bắt buộc phải nhớ những quy tắc xã giao này!

Nhật Bản vốn là đất nước nổi tiếng bởi vô vàn nguyên tắc và văn hóa ứng xử. Khi bạn mới sang Nhật xuất khẩu lao động, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi việc lạ nước lạ cái và chưa thể nắm hết được mọi văn hóa giao tiếp của người Nhật. Để tránh bị đánh giá hay rơi vào bất kỳ tình huống khó xử nào, hãy đọc ngay bài viết này để tìm hiểu một số quy tắc xã giao cơ bản nhất nhé!

1. Cách chào

Quy tắc bất thành văn của người Nhật luôn là “người dưới” phải chào “người trên”, không phân biệt địa vị xã hội. Người dưới – người trên ở đây quy định như sau: Người ít tuổi phải chào người lớn tuổi, nam là người trên so với nữ, thầy giáo là người trên, khách đến chơi là người trên…  dường như cái việc cúi chào là một tác phong quá quen thuộc của người Nhật trong cuộc sống cũng như làm việc.

almomen190312-japan-thumb-720x483-154264

Khi cúi chào, tùy vào mức độ thành kính, tôn trọng mà người Nhật sử dụng 3 kiểu chào sau.:

– Kiểu Saikeirei: Đây là kiểu cào cung kính, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc nhất. Người chào sẽ cúi từ từ và xuống rất thấp. Kiểu chào này thường dùng trước bàn thờ trong đền chùa, trước Thiên hoàng, trước Quốc kỳ.

– Kiểu chào thông dụng: Gập thân 20-30 độ và giữ nguyên trong vòng 2 đến 3 giây. Nếu bạn đang ở tư thế ngồi trên sàn nhà muốn chào theo kiểu này cần đặt cả hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp cách nhau 10 đến 20 cm, cúi đầu cách sàn nhà 10 đến 15 cm.

– Kiểu khẽ cúi chào: Bạn chỉ hơi cúi đầu và thân trong khoảng 1 giây, hai tay để xuôi chỉ quần bên hông.

Thông thường, người Nhật họ chào nhau một vài lần trong ngày. Lần gặp đầu tiên, họ sẽ chào theo lễ, những lần tiếp theo chỉ khẽ cúi chào. Tuy hiện nay, nhiều người Nhật cũng cảm thấy phiền toái đối với nghi thức này, nhưng nó vẫn tồn tại và truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành một quy tắc ứng xử quan trọng trong đời sống hàng ngày.

2. Cách đưa danh thiếp

Có thể ở Việt Nam, cách đưa danh thiếp không cần quá chú trọng nhưng đối với người Nhật, danh thiếp không quan trọng bằng cách tặng hay đưa danh thiếp của mình cho người khác. Nhưng đối với người Nhật thì cách đưa danh thiếp rất quan trọng.

Khi đối với người đưa: Cần đưa danh thiếp bằng hai tay, đối mặt với người nhận, sau đó nhìn tấm thiệp và khẽ đẩy nó đi.

Đối với người nhận: Cần cười tươi, dành ánh mắt thân thiện để bày tỏ sự chân thành của mình đáp lại người tặng và lưu ý hãy đưa và nhận bằng 2 tay.

pixta_41667401_M-1024x682

3. Cách ứng xử trong ăn uống

Khi bạn được mời ăn món sushi, bạn phải đặt ngược miếng sushi và chấm một góc vào nước tương rất cẩn thận. Tránh việc bạn làm rơi cả miếng vào bát tương đậu, không nên chấm cả phần cơm, hành vi này được coi là xúc phạm người nấu.

Không cắm đũa vào bát cơm: Những người Nhật theo đạo Phật rất kiêng kỵ điều này, cắm đũa thẳng vào bát cơm chỉ để dành cho người đã khuất. Để không mất lịch sự, bạn hãy đặt ngang đôi đũa lên bát cơm, hoặc gác đầu ăn lên đế đỡ đũa.

Nếu ăn mỳ, hãy húp mỳ thật to: Nhiều thực tập sinh mới sang Nhật rất ngạc nhiên khi người Nhật húp mỳ phát ra tiếng sỳ soạp rất lớn. Tuy nhiên, húp mỳ to tiếng không được coi là mất lịch sự, đây là cách người ăn công nhận đầu bếp nấu ăn rất ngon.

02-4Húp mỳ to tiếng được coi là lời khen nấu ăn ngon dành cho đầu bếp

Khi rót rượu: Người Nhật không tự rót cho mình, bạn hãy rót cho người khác và để họ rót lại cho mình, khẽ nâng ly khi nhận rượu. Những quy tắc xã giao du học sinh Nhật Bản cần nhớ.

4. Cách ứng xử khi đến nhà người khác chơi

Thông thường, khách phải bỏ giày dép trước khi vào nhà hoặc những nơi thảm gỗ, chiếu cói. Khi chủ nhà mang cho bạn một đôi dép riêng, hãy tránh việc để chân trần chạm đất trước khi xỏ dép này. Người Nhật cho rằng, chân đã chạm đất sẽ mang theo bụi bẩn, khách không tôn trọng họ.

 

 

Bài viết liên quan

Những cách tiết kiệm tiền cho thực tập sinh tại Nhật
Những cách tiết kiệm tiền cho thực tập sinh tại Nhật
Tại sao tỉnh Aichi lại được nhiều thực tập sinh Việt lựa chọn?
Tại sao tỉnh Aichi lại được nhiều thực tập sinh Việt lựa chọn?
5 LƯU Ý CỰC QUAN TRỌNG THỰC TẬP SINH CẦN BIẾT NẾU MUỐN TRÚNG TUYỂN ĐƠN HÀNG
5 LƯU Ý CỰC QUAN TRỌNG THỰC TẬP SINH CẦN BIẾT NẾU MUỐN TRÚNG TUYỂN ĐƠN HÀNG
Làm sao để chuyển đổi sang Tokutei - Visa kĩ năng đặc định?
Làm sao để chuyển đổi sang Tokutei - Visa kĩ năng đặc định?