NHỮNG NÉT VĂN HÓA NHẬT ĐẶC TRƯNG MÀ THỰC TẬP SINH CẦN BIẾT

NHỮNG NÉT VĂN HÓA NHẬT ĐẶC TRƯNG MÀ THỰC TẬP SINH CẦN BIẾT

Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước với những nét văn hóa rất đặc trưng, từ trong lịch sử tới cách ứng xử trong cuộc sống thường nhật. Việc hiểu biết về văn hóa Nhật khiến các thực tập sinh có thể dễ dàng hòa nhập hơn khi sang Nhật.

Đó là những nét đặc trưng gì vậy? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Văn hóa chào hỏi 

Văn hóa cúi chào từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đẹp của người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ. Mọi lời chào của người Nhật luôn đi kèm với việc cúi chào. Người Nhật sẽ sử dụng những lễ nghi và quy tắc chào hỏi khác nhau, tùy thuộc mối quan hệ, địa vị và tuổi tác.

Đối với người bề trên, bạn nên thể hiện sự tôn trọng của mình bằng cách cúi gập người vuông góc và khép hai chân lại với nhau. Đối với những người cùng trang lứa, bạn chỉ cần cúi chào một góc  30°

Văn hóa giao tiếp

Hiểu và thể hiện văn hóa giao tiếp một cách đúng đắn là yếu tố gần như tiên quyết để thực tập sinh Việt gây ấn tượng tốt với người Nhật. Vì vậy hãy đặc biệt quan tâm đến văn hóa giao tiếp nhé!

Trong giao tiếp, bạn nên tránh nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Thay vào đó, hãy nhìn sang một vật trung gian khác hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Bởi theo quan niệm xưa của người Nhật, nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện là hành động thiếu sự tôn trọng và không đúng mực.

Ngoài ra,bạn chú ý giữ một khoảng cách nhất định với người Nhật khi giao tiếp. Bởi người Nhật khá rụt rè. Họ không thường có thói quen bắt tay, tuy nhiên, trong giao tiếp tại Nhật thì đây không bị coi là hành động thất lễ.

Cuối cùng, ở Nhật, ôm ấp thường bị hạn chế. Bởi ở Nhật, sự đụng chạm cơ thể được coi là bất lịch sự, nên hãy chú ý điều này nhé!

Cởi giày trước khi vào nhà

Đây là văn hóa đặc trưng của người Nhật từ xa xưa mỗi khi đến nhà ai. Bạn có thể biết địa điểm mình đến có cần cởi giày hay không bằng cách tinh ý quan sát. Ví dụ, lối vào có dép được đặt xung quanh, hãy bỏ giày ra ngoài và đi dép vào trong. Trong trường hợp sàn nhà cao hơn lối vào, đây cũng là một biểu hiện kín đáo là bạn nên cởi giày trước khi tiến vào trong. Hãy áp dụng cách này khi đến một tòa nhà, chùa, đền thờ hay một nhà hàng bất kỳ tại Nhật nhé!

Văn hóa ăn uống

Trước bữa ăn

Không chỉ cầu kỳ trong việc chế biến hay thưởng thức món ăn, tại Nhật, quy tắc ăn cũng rất nghiêm ngặt. Bởi vậy nên ăn uống mới được đánh giá là yếu tố văn hóa đặc trưng của người Nhật Bản.

Khi được một người Nhật mời đến nhà dùng bữa, hãy thể hiện sự lịch sự của mình bằng cách ngồi ngồi theo sự sắp xếp của chủ nhà.  Đừng vội ngồi ngồi vào bàn ăn khi chưa đông đủ người. Bạn tuyệt đối không nên uống trước hoặc uống một mình. Hãy học cách nói “xin cảm ơn tất cả mọi người” trước khi ăn để bày tỏ sự tôn trọng của mình với chủ nhà nhé.

Một nét đẹp văn hóa nữa khi ăn uống tại Nhật, họ thường nói “itadakimasu” trước bữa ăn để cảm ơn thực vật, động vật đã đánh đổi mạng sống của mình để cho họ một bữa ăn ngon.

Trong khi dùng bữa

Người Nhật cũng sử dụng đũa để ăn cơm giống người Việt Nam, tuy nhiên cách để đũa có phần khác biệt. Họ quan niệm đũa để thẳng người khác là một điều không tốt, vì vậy đũa của họ thường để ngang chứ không để dọc. 

Trong khi dùng bữa, Nhật Bản rất kiêng kị việc bới tung thức ăn lên hoặc là cắm đũa vào bát cơm. Ngoài ra, bạn sẽ mất rất nhiều điểm trong mắt người Nhật nếu như để đồ ăn còn thừa trong bát. Hãy lưu ý nhé.

Sau khi dùng bữa

Sau khi dùng bữa xong, hãy thể hiện sự biết ơn của bạn bằng cách sắp xếp lại bát đũa theo trật tự ban đầu và nói “gochisosamadeshita” (Cảm ơn vì bữa ăn). Theo người Nhật, hành động này thể hiện sự trân trọng với người nấu và cả nguyên liệu được dùng để chế biến món ăn đó

Thêm đó, nếu bạn muốn làm sạch răng của mình, hãy lặng lẽ vào nhà vệ sinh nhé. Người Nhật không thường dùng tăm răng, bởi họ rất ngại xỉa răng trước mặt những người khác. 

Văn hóa ứng xử nơi công cộng

Tại Nhật, ngoại trừ Osaka đứng bên phải, tất cả các phương tiện công cộng mọi người đều đứng bên trái. Trên một cầu thang cuốn, luôn có 2 bên,một bên dùng để đứng và một bên dùng để đi. Vì thế, hãy chú ý vị trí đúng để không cản đường người khác nhé.

Bạn cũng không được cười đùa hay tạo ra những âm thanh ầm ĩ nơi công cộng bởi điều này sẽ gây ra khó chịu cho người khác. Ngoài ra người cùng giới không được choàng vai bá cổ nhau khi đi ngoài đường.

 

Bài viết liên quan

Nắm chắc những bí kíp quan trọng giúp bạn trúng tuyển đơn hàng XKLĐ
Nắm chắc những bí kíp quan trọng giúp bạn trúng tuyển đơn hàng XKLĐ
Những quyền lợi bạn sẽ được nhận khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Những quyền lợi bạn sẽ được nhận khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Tại sao tỉnh Aichi lại được nhiều thực tập sinh Việt lựa chọn?
Tại sao tỉnh Aichi lại được nhiều thực tập sinh Việt lựa chọn?
5 LƯU Ý CỰC QUAN TRỌNG THỰC TẬP SINH CẦN BIẾT NẾU MUỐN TRÚNG TUYỂN ĐƠN HÀNG
5 LƯU Ý CỰC QUAN TRỌNG THỰC TẬP SINH CẦN BIẾT NẾU MUỐN TRÚNG TUYỂN ĐƠN HÀNG