Những quy định về thời gian làm việc ở Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia có quy định rất chặt chẽ về chế độ cho người lao động. Trong đó thời gian làm việc cũng được quy định rất rõ ràng.

Thời gian làm việc đối với lao động Nhật Bảnanh-2

Đối với người lao động Nhật Bản, Chính phủ quy định như sau:

Giờ làm việc của công nhân viên là 8 tiếng/ngày, một tuần là 40 tiếng. Tuy nhiên với tinh thần luôn cống hiến cho đơn vị mà mình làm việc nên nhiều người lao động Nhật Bản sẵn sàng làm việc vượt quá số giờ quy định của nhà nước.

Theo kết quả của một khảo sát về giờ làm việc ở Nhật Bản, thì cứ 4 công ty sẽ có 1 công ty thừa nhận nhân viên của họ làm việc lên đến 80 tiếng/tháng, vượt gấp đôi số giờ quy định.

Tuy nhiên, có một tình trạng đáng lo ngại tại Nhật Bản là do có quá nhiều tìm đến cái chết do làm việc quá sức và áp lực cao nên chính phủ Nhật đã khuyến khích các doanh nghiệp giảm giờ làm của nhân viên xuống dưới 50 tiếng/tháng để ngăn chặn tình trạng này.

Thời gian làm việc đối với lao động nước ngoài tại Nhật Bản

Không chỉ có lao động Nhật Bản mới có quy định về thời gian làm việc, lao động nước ngoài tại Nhật Bản cũng được Chính phủ đưa ra những quy định rõ ràng.

Quy định về thời gian làm việc bình thường

Thời gian làm việc là 8 tiếng/ ngày, 40 tiếng/tuần. 

Chủ xí nghiệp có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 40 giờ trong 01 tuần.

Tùy vào tình hình công việc mà công ty được quyền cho nghỉ vào ngày trong tuần và yêu cầu người lao động làm việc vào cuối tuần. Ngoài ra, một năm tổng số giờ làm tối đa là 2087 giờ, nếu công ty xuất khẩu lao động sắp xếp công việc cho người lao động làm việc trong khung thời gian này thì công ty sẽ không phải trả tiền tăng ca.anh-1Quy định về giờ làm đêm

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

 Quy định giờ làm thêm

Thời gian làm thêm của người lao động không được quá 50% thời gian làm việc bình thường trong ngày. Tổng thời gian làm việc bao gồm số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm tối đa là 12 giờ/ngày đối với cả ngày thường và ngày lễ.

Người lao động không được làm thêm 1 tháng quá 45 tiếng và 1 năm quá 360 tiếng.

Nếu người lao động làm quá 8h/ngày và làm vào ngày nghỉ thì mức lương được nhận phải tăng tối thiểu 25% và không vượt quá 50% lương cơ bản.

Thời gian nghỉ giải lao giữa giờ làm việc 

Không chỉ quy định về thời gian làm việc mà Chính phủ Nhật còn đưa ra quy định nghỉ giải lao đối với lao động. Theo quy định:

Theo điều 32, điều 40 của Luật Lao Động tiêu chuẩn, nhà tuyển dụng  Nhật Bản không được quy định thời gian làm việc quá 8 tiếng một ngày, 40 tiếng một tuần (một số ngành nghề cụ thể không được làm quá 44 tiếng một tuần) (theo điều 32, điều 40 của Luật Lao Động tiêu chuẩn). 

Điều 35 của Luật Lao Động tiêu chuẩn quy định, nhà tuyển dụng phải cho người Lao Động nghỉ ít nhất một ngày trong tuần, hay 4 ngày trong thời gian 4 tuần (điều 35 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).

Đối với giờ làm việc ngoài thời gian trên sẽ được tính là thời gian làm thêm và lương tính theo tỷ lệ 25% trở lên của thời gian làm việc bình thường trong những ngày làm việc trong tuần. 

Thời gian làm việc trong một số ngành nghề đặc biệt

Ở Nhật Bản có một số ngành nghề đặc biệt mang tính chất mùa vụ hoặc đặc thù công việc chỉ có thể làm được một khung giờ nhất định. Chính phủ Nhật cho phép doanh nghiệp được áp dụng điều chỉnh về thời gian làm việc cụ thể như sau:

Cụ thể số giờ làm việc trong năm không được quá 2800 tiếng, tối đa 10 tiếng/ngày và không vượt quá 52 tiếng/tuần.

Còn khi doanh nghiệp chia kế hoạch theo giai đoạn 3 tháng thì mỗi giai đoạn tối đa là 3 tuần làm việc và số giờ làm việc trong tuần không vượt quá 48 tiếng/tuần.

Ngoài ra theo quy định của Chính phủ Nhật Bản thì trong 1 tuần doanh nghiệp phải bố trí ít nhất 1 ngày nghỉ cho người lao động hoặc 4 ngày cho thời gian 4 tuần làm việc.

Để được có được sự điều chỉnh về số giờ làm việc ở Nhật Bản như thế này các doanh nghiệp phải hoàn tất các thủ tục và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về việc điều chỉnh thời gian làm việc.

Các khoảng thời gian khác được tính vào tổng số giờ làm việc
Trong thời gian làm việc, người lao động đôi khi cần tham gia vào các hoạt động tập huấn, sinh hoạt tập thể do người sử dụng lao động hoặc công đoàn đề nghị. Những khoảng thời gian này sẽ được xem là thời gian làm việc hợp lệ, không bị khấu trừ vào thời gian nghỉ hay yêu cầu người lao động phải bù thêm số giờ làm việc.

Cụ thể các khoảng thời gian đó bao gồm:

  • Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc (nghỉ trưa, nghỉ giữa ca);
  • Thời gian phải tạm ngừng công việc không do lỗi của người lao động;
  • Thời gian học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  • Thời gian hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý;
  • Thời gian hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn.
     

 

Bài viết liên quan

Muốn đi đơn hàng thực phẩm, đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng này!
Muốn đi đơn hàng thực phẩm, đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng này!
Những quyền lợi bạn sẽ được nhận khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Những quyền lợi bạn sẽ được nhận khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Tại sao tỉnh Aichi lại được nhiều thực tập sinh Việt lựa chọn?
Tại sao tỉnh Aichi lại được nhiều thực tập sinh Việt lựa chọn?
5 LƯU Ý CỰC QUAN TRỌNG THỰC TẬP SINH CẦN BIẾT NẾU MUỐN TRÚNG TUYỂN ĐƠN HÀNG
5 LƯU Ý CỰC QUAN TRỌNG THỰC TẬP SINH CẦN BIẾT NẾU MUỐN TRÚNG TUYỂN ĐƠN HÀNG