Có gì thú vị đang chờ bạn vào tháng 1 tại Nhật Bản

Các bạn thực tập sinh có tò mò điều gì thú vị đang chờ mình vào tháng 1 tại Nhật Bản không? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này để không bỏ lỡ bất kỳ điều tuyệt vời nào nhé!

Tết Dương lịch

khung-canh-ngay-dau-nam-o-nhat

Đầu tiên hãy cùng nhớ 4 thuật ngữ sau nhé:

  • Tết Dương lịch – Shogatsu 正月
  • Ngày đầu năm 1/1 – Ganjitsu 元日
  • Buổi sáng ngày đầu năm – Gantan – 元旦
  • 1/1  ~ 3/1  – Sanganichi – 三が日

Trong thời gian 3 ngày đầu năm (Sanganichi), người Nhật thường dành thời gian bên gia đình, ăn các món ăn ngày Tết là Osechi, tặng/nhận tiền mừng tuổi. Dịp này nhiều cửa hàng không làm việc. Nếu gặp ai đó thì người Nhật thường chào nhau bằng câu chúc Tết là “あけましておめでとうございます” (akemashite omedeto gozaimasu) có nghĩa là Chúc mừng năm mới. 

Ngày Nanakusa Gayu

七草粥 (Nanakusa Gayu) là món cháo sử dụng 7 loại rau của mùa Xuân và ăn vào ngày 7 tháng 1. Trong cháo có 7 loại thảo mộc bao gồm nazuna (cần nước), penpengusa (rau tề), hahakogusa (lá khúc), hakobe (cây thảo anh), koonitabirako (cải cúc), kabu (củ cải tròn), daikon (củ cải trắng).

62704d2d7f6ec91d5cf8be318d0a9c92_mNanakusa Gayu là món cháo được người Nhật sử dụng 7 loại rau của mùa Xuân

Theo người Nhật thì ăn cháo này sẽ giúp điều hoà hoạt động của dạ dày do phải làm việc nhiều vào ngày Tết cũng như bổ sung các loại vitamin trong mùa đông và có tác dụng phòng chống cảm cúm.

Kagamibiraki – Cắt bánh gạo vào năm mới

Phong tục này có thể được thực hiện vào ngày 11 hoặc 15 của tháng 1 và khác nhau giữa các vùng. Người Nhật sẽ cắt và thưởng thức bánh gạo được chuẩn bị từ cuối năm.

Bánh không cắt bằng dao (dễ liên tưởng đến sự mổ bụng, sát sinh) nên chỉ dùng tay hoặc dùng búa gỗ để cắt. Tuy nhiên không dùng với động từ “割る” – waru – cắt vì nó là từ không hay theo người Nhật. Vậy nên người ta dùng với động từ 開く – hiraku – mở. Vì thế mà nó có cái tên Kagamibiraki – 鏡開き.

Seijin no hi – Ngày lễ Thành Nhân

Lễ Thành nhân được tổ chức vào ngày thứ 2 lần thứ 2 của tháng 1. Đây là một ngày đặc biệt của cả nước. Là ngày mừng tất cả nam nữ trên nước Nhật tròn 20 tuổi.

iStock-458117269-1024x712

Daikan – Ngày Đại hàn

Ngày Đại hàn thường vào khoảng ngày 20 tháng 1. Đây là một tiết trong số 24 tiết của một năm. Trước, trong và sau ngày Đại hàn sẽ có thời tiết lạnh nhất trong năm.

Đi lễ đền chùa ngày đầu năm

Trong tiếng Nhật gọi là 初詣に行く- Hatsumode ni iku. Đây là lần đầu tiên trong năm người dân đi vãn cảnh đền chùa, để cầu nguyện cho hạnh phúc, cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong suốt một năm đó. 

Phong tục này được rất nhiều người thực hiện vào đầu năm do đó ở các đền chùa vào dịp này thường rất đông nên nếu đi chắc chắn bạn phải xếp hàng để có thể được vào đấy!

den-asakusaNgười Nhật thường đi đền chùa vào tháng 1 để cầu bình an cho cả năm

Cuộc thi chạy tiếp sức đường dài – Hakone Ekiden

Hàng năm, trong 2 ngày 2 và ngày 3 của tháng 1 sẽ diễn gia một cuộc thi đấu thể thao rất được các sinh viên yêu thích. Nó được gọi chung là Hakone Ekide, được chiếu lên cả truyền hình và được xem là một hoạt động không thể thiếu vào ngày Tết.

Túi Phúc – Fukubukuro

Fukubukuro (1)_1

Vào lần mở hàng đầu năm ở nhiều cửa hàng ở Nhật, người ta cho các mặt hàng khác nhau vào một cái túi và bày bán. Điều đặc biệt là người mua không hề biết trong túi có gì. Tổng giá trị của các món đồ trong túi có khi nhiều hơn cả số tiền bỏ ra và không biết trong túi có gì nên đem lại sự hồi hộp cho người mua. Đây cũng chính là lý do làm nên sự yêu thích của chiếc túi Phúc này.

Tổ chức các kì thi vào trường đại học

Hàng năm từ ngày 10 đến 2o tháng 1, trong 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật thường diễn ra kì thi có quy mô lớn nhất cả nước. Những thí sinh muốn vào các trường đại học công lập, trừ những trường hợp ngoại lệ đều bắt buộc phải tham dự kì thi này. Số trường đại học tư cũng lựa chọn hình thức thi tuyển đầu vào này tăng lên hàng năm. Do đó, đối với các sĩ tử thì đây là cửa ải khó khăn đầu tiên.
Nếu có mặt ở Nhật vào thời gian này hãy trải nghiệm những văn hoá trên đây để có một tháng 1 thật ý nghĩa nhé!

 

 

 

Bài viết liên quan

Những cách tiết kiệm tiền cho thực tập sinh tại Nhật
Những cách tiết kiệm tiền cho thực tập sinh tại Nhật
Tại sao tỉnh Aichi lại được nhiều thực tập sinh Việt lựa chọn?
Tại sao tỉnh Aichi lại được nhiều thực tập sinh Việt lựa chọn?
5 LƯU Ý CỰC QUAN TRỌNG THỰC TẬP SINH CẦN BIẾT NẾU MUỐN TRÚNG TUYỂN ĐƠN HÀNG
5 LƯU Ý CỰC QUAN TRỌNG THỰC TẬP SINH CẦN BIẾT NẾU MUỐN TRÚNG TUYỂN ĐƠN HÀNG
Làm sao để chuyển đổi sang Tokutei - Visa kĩ năng đặc định?
Làm sao để chuyển đổi sang Tokutei - Visa kĩ năng đặc định?