Thực tập sinh có thể sẽ có những cú sốc văn hóa này khi mới sang Nhật

Khi mới sang Nhật, việc lạ nước lạ cái là chuyện không thể tránh khỏi đối với các thực tập sinh. Đã rất nhiều thực tập sinh Việt khi sang Nhật đã gặp vài cú sốc văn hóa bởi sự khác biệt vô cùng lớn giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hãy cùng tìm hiểu một vài cú sốc văn hóa phổ biến nhất để có sự chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho mình nhé!

Tính cách người Nhật có phần lạnh lùng và độc lập 

Chắc hẳn rất nhiều bạn thực tập sinh sang Nhật sẽ sốc với sự độc lập, đôi khi có phần lạnh lùng của người Nhật. Nếu như ở Việt Nam, người dân chúng ta vô cùng nhiệt tình, xởi lởi và vô cùng sôi nổi thì người dân xứ hoa anh đào lặng lẽ hơn rất nhiều. Dù họ luôn mang đến cảm giác lịch sự, nhưng bạn sẽ thấy khá xã giao. Người Nhật cũng ít khi mời người khác về nhà của mình chơi, trừ khi bạn với họ phải cực kỳ thân thiết.

Tuy nhiên bạn cũng đừng lo lắng nhiều nhé, bởi thực chất đây là nét văn hóa của họ là vậy chứ người Nhật không hề vô cảm đâu nhé. Là quốc gia có nền kinh tế hiện đại và phát triển bậc nhất, điều này yêu cầu mỗi người dân đều phải làm việc với cường độ cao và dày đặc. Vì vậy sẽ không khó hiểu nếu họ có phòng tuyến riêng của bản thân mình, tập trung vào công việc và không muốn người khác xâm phạm không gian cá nhân.

Người Nhật rất chuộng sự tĩnh lặng

Tại Nhật, sự yên lặng được đề cao đến mức tối đa, bạn có thể hình dung là một tiếng chuông điện thoại cũng có thể trở thành tiếng ồn, âm thanh thừa thãi của họ. Trong mỗi cuộc họp mặt hay bất kể ở lớp học, văn phòng nào tại Nhật bạn đều sẽ được yêu cầu tắt hết chuông điện thoại, không tạo tiếng ồn để thể hiện sự tôn trọng của mình.

tau-dien-ngam-tokyo-3-15936007-6880-9208-1593600808Sự tĩnh lặng là yêu cầu tuyệt đối khi ở nơi công cộng

Ngoài ra, khi bạn tham gia các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm bạn cũng sẽ phải tắt chuông điện thoại của mình, bởi với người Nhật khi bạn để tiếng chuông phát ra là bạn đang ảnh hưởng đến những người xung quanh. 

Văn hóa Senpai-Kouhai: Tiền bối - Hậu bối

Người Nhật cực kì coi trọng văn hóa Senpai – Kouhai, cách gọi để chỉ những mối quan hệ Tiền bối với hậu bối, bởi tại đất nước mặt trời mọc, mối quan hệ Senpai - Kouhai sẽ đại diện cho phân bậc xã hội tại Nhật Bản. Khi bạn đi làm tại Nhật, những người vào trước hoàn toàn có quyền sai bảo bạn.

pixta_68768515_M-1024x682

Tại Nhật Bản, mối quan hệ này bình đẳng như những quốc gia khác nên bạn phải cực kì cẩn trọng nếu không muốn mình bị đánh giá. Thậm chí, đã có nhiều trường hợp thực tập sinh không chịu nổi và phải xin nghỉ việc. Nhưng đừng vì thế mà quá lo lắng, bởi nghĩ với hướng tích cực thì đây là cách để bạn học được sự tôn trọng người khác ở một mức độ vừa phải. Khi bắt đầu công việc của mình, sẽ không có gì là sai nếu như bạn tôn trọng những người đi trước, được học quý mến và chỉ dạy bạn những kinh nghiệm hay ho đúng không nào? 

Nhật Bản là đất nước "cuồng" công việc

Không phải tự nhiên mà Nhật Bản đã vực dậy, chuyển mình để từ một đất nước hứng chịu vô vàn thảm họa thiên nhiên đã vươn tới một cường quốc như hiện nay. Với người Nhật Bản, công việc có thể nói là một trong số những điều quan trọng nhất, thậm chí họ coi như mạng sống của mình vậy. Đến Nhật, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu thấy họ làm việc từ sáng đến tối khuya, họ tăng ca liên tục, như thể họ sống chỉ để làm việc vậy. 

7-ly-do-cong-ty-Nhat-3

Khi mới sang đây, có thể bạn sẽ rất sốc trước khối lượng công việc khổng lồ và cường độ công việc dày đặc tại các xí nghiệp. Nhưng hãy bình tĩnh lại để học hỏi từ từ nhé, chỉ cần thật sự chăm chỉ và quyết tâm, bạn sẽ bắt kịp với công việc thôi!

Đức tính cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết 

Người Nhật còn gây ấn tượng bởi sự cẩn thận và tỉ mỉ đến từng chi tiết. Sự cẩn thẩn của họ thể hiện ở từng câu, từng chữ cũng phải chuẩn format. Các loại giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng… luôn yêu cầu kê khai một cách chi tiết và cẩn thận.

Ngoài ra ở một số trường hợp bạn sẽ được yêu cầu tuyệt đối không dùng bảng chữ cái tiếng Anh mà bạn phải tự điền bằng tiếng Nhật viết tay, hay bạn bắt buộc phải có con dấu kiểu Nhật, không sử dụng chữ ký viết tay thông thường. Với những người mới bắt đầu học tiếng Nhật,  những thủ tục này khá gian nan.

 

Bài viết liên quan

Những cách tiết kiệm tiền cho thực tập sinh tại Nhật
Những cách tiết kiệm tiền cho thực tập sinh tại Nhật
Tại sao tỉnh Aichi lại được nhiều thực tập sinh Việt lựa chọn?
Tại sao tỉnh Aichi lại được nhiều thực tập sinh Việt lựa chọn?
5 LƯU Ý CỰC QUAN TRỌNG THỰC TẬP SINH CẦN BIẾT NẾU MUỐN TRÚNG TUYỂN ĐƠN HÀNG
5 LƯU Ý CỰC QUAN TRỌNG THỰC TẬP SINH CẦN BIẾT NẾU MUỐN TRÚNG TUYỂN ĐƠN HÀNG
Làm sao để chuyển đổi sang Tokutei - Visa kĩ năng đặc định?
Làm sao để chuyển đổi sang Tokutei - Visa kĩ năng đặc định?